Mỹ bội thu ngân sách nhờ thuế quan từ thương chiến do Trump khởi xướng

![]() Các số liệu cho thấy cuộc chiến thương mại của ông Trump có thể mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách chính phủ Mỹ - Ảnh: FT montage/Dreamstime
|
Thu ngân sách từ thuế quan của Mỹ đã tăng gần gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức cao nhất mọi thời đại là 24.2 tỷ USD trong tháng 5, cũng là tháng đầu tiên áp dụng hoàn toàn mức thuế toàn cầu 10% do Tổng thống Trump ban hành.
So với tháng trước đó, con số này tăng hơn 25%, trong khi tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ gần như không thay đổi so với tháng 4.
Những số liệu này cho thấy chính sách thương mại cứng rắn của ông Trump đang tạo ra lực đẩy tài chính đáng kể cho ngân sách liên bang, trong bối cảnh đảng Cộng hòa tại Quốc hội vừa thông qua dự luật thuế và chi tiêu then chốt của ông.
Dự luật này tiếp tục kéo dài các khoản giảm thuế lớn từ nhiệm kỳ đầu của ông Trump, đồng thời cắt giảm mạnh chi tiêu cho y tế công dành cho người thu nhập thấp. Theo dự báo, dự luật sẽ khiến thâm hụt ngân sách liên bang Mỹ tăng thêm 3.4 ngàn tỷ USD trong vòng 10 năm tới.
Tuy dữ liệu cho thấy thu ngân sách Mỹ tăng mạnh nhờ các biện pháp thuế quan, nhưng đồng thời cũng làm nổi bật nguy cơ các đợt tăng thuế quyết liệt của ông Trump có thể làm biến dạng dòng chảy thương mại toàn cầu.
Nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ đã lao dốc xuống còn 19.3 tỷ USD, giảm 21% so với tháng trước và giảm tới 43% so với cùng kỳ năm 2024, phản ánh sự sụt giảm mạnh mẽ trong thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Đầu năm nay, Tổng thống Trump áp mức thuế mới lên tới 145% đối với toàn bộ hàng hóa Trung Quốc, sau đó giảm xuống còn 30% sau các cuộc đàm phán giữa quan chức hai nước tại London và Geneva.
Diễn biến này khiến lượng hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ phục vụ tiêu dùng nội địa xuống mức thấp nhất trong 19 năm.
Ông Trump đặc biệt nhắm tới Trung Quốc trong chiến lược tái định hình thương mại toàn cầu, nhiều lần khẳng định mong muốn đưa sản xuất trở lại Mỹ và cho rằng các khoản thuế sẽ giúp nước này trở nên “rất giàu”.
Ông cũng nhấn mạnh nguồn thu từ thuế quan có thể giúp giảm phụ thuộc vào thuế thu nhập. Tuy nhiên, dù số tiền thu được tăng lên, khoản này chỉ chiếm khoảng 7.7% thâm hụt ngân sách liên bang tháng 5 là 316 tỷ USD.
Số liệu này cũng biến động theo từng tháng, khi khoản thu từ thuế quan trong tháng 5 tương đương khoảng 14.5% mức thâm hụt trung bình 166 tỷ USD giữa chi tiêu và thu ngân sách liên bang năm qua.
Dù áp mức thuế cao nhất với Trung Quốc, ông Trump vẫn khiến thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo trong ngày được gọi là “ngày giải phóng” vào tháng 4, khi ông áp thuế từ 10% đến 50% lên hầu hết các đối tác thương mại của Mỹ, trước khi tạm thời giảm về 10% trong 90 ngày.
Từ ngày 09/04, mức thuế cơ bản 10% được áp dụng lên gần như toàn bộ hàng hóa nhập khẩu, ngoại trừ một số mặt hàng như dược phẩm và vi mạch (có thể bị áp thuế riêng trong tương lai), trong khi thép, nhôm và ô tô chịu mức thuế cao hơn từ 25% đến 50%.
Nếu giai đoạn tạm hoãn 90 ngày kết thúc như dự kiến vào ngày 09/07, Mỹ sẽ tăng thuế với hàng chục quốc gia không có thỏa thuận đặc biệt. Ông Trump từng đe dọa áp mức thuế 50% lên EU nếu không đạt được thỏa thuận, trong khi Việt Nam đã đàm phán thành công mức thuế 20%, giảm đáng kể so với mức 46% mà Mỹ từng đe dọa áp dụng.
Mức thuế suất thực tế, tính trung bình trên tổng giá trị hàng nhập khẩu, đã tăng lên 8.8% trong tháng 5, mức cao nhất kể từ năm 1946. Riêng với hàng hóa Trung Quốc, mức thuế này đạt kỷ lục 48%.
Cuối tháng 5, Mỹ tăng gấp đôi thuế với thép và nhôm lên 50%, đồng thời mở rộng phạm vi áp dụng sang các sản phẩm dẫn xuất như tủ đông, máy rửa chén và máy giặt.
Theo phân tích của Yale Budget Lab, nếu các mức thuế hiện tại tính đến ngày 16/06 được giữ nguyên và không tăng thêm sau ngày 09/07, mức thuế suất thực tế sẽ ổn định ở khoảng 15%, ngay cả khi tính đến thay đổi trong hành vi tiêu dùng.
Tính đến các tác động khác nhau của thuế quan lên kinh tế Mỹ, nhóm nghiên cứu dự báo chính sách thuế hiện tại sẽ giúp thu về 2.2 ngàn tỷ USD trong giai đoạn 2025-2034. Tuy nhiên, do các nguồn thu khác bị giảm, tổng thu ròng chỉ còn 1.8 ngàn tỷ USD trong cùng kỳ.
Dù đây là con số lớn, nhưng vẫn thấp đáng kể so với mức 3.4 ngàn tỷ USD dự kiến sẽ làm tăng nợ liên bang Mỹ trong cùng giai đoạn do thực thi dự luật thuế của ông Trump, theo ước tính của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ.
Quốc An (Theo FT)
Tin tức liên quan

Anh trai Chủ tịch MGROUP trở thành Tổng Giám đốc
22 hours ago

Hộ kinh doanh chuyển đổi: VPBank trở thành người đồng hành tài chính đúng lúc, kịp thời
22 hours ago

ST8 ước lãi 5 tỷ đồng nửa đầu năm, khẳng định "không rủi ro" về các khoản phải thu lớn
22 hours ago

Việt Nam và Hoa Kỳ đạt tiến bộ trong đàm phán thương mại
22 hours ago

VNDIRECT Research kỳ vọng VN-Index đạt 1,450 điểm cuối năm 2025
22 hours ago
Tin tức phổ biến
-
Hộ kinh doanh chuyển đổi: VPBank trở thành người đồng hành tài chính đúng lúc, kịp thời
22 hours ago
-
Chính sách đất đai tại Trung tâm tài chính quốc tế: Dự án thuộc danh mục ưu tiên được thuê đất 70 năm
22 hours ago
-
Hàng loạt cổ đông lớn CTX thoái lui, nhường vị trí cho các tổ chức mới
22 hours ago
-
Chủ tịch TPHCM muốn thành lập Tập đoàn Sài Gòn
22 hours ago
-
TPHCM sẽ mở rộng khu vực miễn cấp giấy phép xây dựng
22 hours ago
Thời tiết hôm nay
Nổi bật trong ngày
Chứng khoán VN-Index tăng 1.2%
Thị trường chứng khoán khởi sắc
Dự án năng lượng xanh mới
Đầu tư 2 tỷ USD vào điện mặt trời
Cải cách giáo dục 2025
Chương trình mới áp dụng toàn quốc
Đăng ký nhận tin
Nhận tin tức mới nhất qua email