Thứ Hai, 09/06/2025 Mới nhất Tin nóng
Trang chủ / Tài chính cá nhân / Xe - Công nghệ / Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi hải quan Mỹ dùng AI truy xuất nguồn gốc hàng hóa?

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi hải quan Mỹ dùng AI truy xuất nguồn gốc hàng hóa?

Tác giả: tuancuong Ngày đăng: 2025-07-01
Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi hải quan Mỹ dùng AI truy xuất nguồn gốc hàng hóa?

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi hải quan Mỹ dùng AI truy xuất nguồn gốc hàng hóa?

Chuyên gia cảnh báo, hải quan Mỹ đang áp dụng công nghệ AI một cách mạnh mẽ trong giám sát và truy xuất nguồn gốc hàng hóa nhập khẩu. Điều này buộc các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ phải đặc biệt thận trọng trong việc chuẩn bị hồ sơ, chứng từ và đảm bảo minh bạch chuỗi cung ứng. Bất kỳ sự thiếu sót nào, từ khai báo chưa chính xác đến hồ sơ chưa đầy đủ, đều có thể dẫn tới rủi ro bị giữ hàng, phát sinh chi phí lớn hoặc bị điều tra kéo dài.

Những năm gần đây, thị trường Mỹ ngày càng hấp dẫn với các nhà xuất khẩu Việt Nam, khi nhiều tập đoàn quốc tế chuyển dịch chuỗi cung ứng sang Việt Nam để giảm thiểu rủi ro thương mại và tận dụng lợi thế chi phí. Tuy nhiên, song hành với cơ hội là hệ thống kiểm soát ngày càng chặt chẽ từ phía hải quan Mỹ.

Tại Hội nghị tập huấn “Giải pháp logistics cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu”, các chuyên gia logistics và thương mại quốc tế cho biết hải quan Mỹ hiện đã và đang ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) vào quá trình giám sát, giúp phát hiện nhanh các dấu hiệu bất thường, gian lận xuất xứ hoặc kê khai sai mã số HS (mã phân loại hàng hóa).

Chúng ta ai cũng đang dùng AI trong cuộc sống và công việc kinh doanh. Hải quan Mỹ cũng vậy. Họ ứng dụng AI rất mạnh và có thể phát hiện thay đổi trong chuỗi cung ứng cực kỳ nhanh. Ví dụ, một nhà nhập khẩu trước đây mua từ Trung Quốc, nay đột ngột chuyển sang nước khác, hệ thống sẽ lập tức cảnh báo”, ông Nunzio De Filippis - CEO Cargotrans (Mỹ) nhấn mạnh.

Không chỉ dừng ở việc phân tích dữ liệu hiện tại, AI còn có khả năng truy xuất lịch sử giao dịch trong vòng 5 năm, đồng thời phát hiện các hành vi khai báo sai hoặc vận chuyển "quá cảnh" (transshipment) nhằm lách thuế. Việc điều tra có thể bắt đầu từ một yêu cầu cung cấp thông tin bổ sung, gọi là “Mẫu 28”, trong đó doanh nghiệp buộc phải trình các giấy tờ chi tiết về xuất xứ, mã số HS, hóa đơn nguyên vật liệu... Nếu thiếu sự chuẩn bị hoặc trả lời không thuyết phục, nguy cơ bị kiểm tra sâu là rất lớn.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam từng rơi vào tình huống này. Ngay tại hội thảo, một trường hợp được chia sẻ là lô hàng từ Malaysia sang Mỹ đã bị giữ lại do thiếu chứng từ xuất xứ và sử dụng tuyến vận chuyển "quá cảnh" qua Trung Quốc. Giá trị lô hàng gần 650,000 USD bị đình trệ nhiều tháng, gây tổn thất tài chính và ảnh hưởng uy tín doanh nghiệp.

Hải quan Mỹ đang sử dụng AI để kiểm tra rất kỹ từng chi tiết về sản phẩm, từ nguồn gốc xuất xứ đến toàn bộ hồ sơ, giấy tờ liên quan. Đây là điểm cực kỳ quan trọng nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ”, ông Nguyễn Trần Khánh Hoàng - CEO Super Cargo Service Group lưu ý.

Trước tình hình này, các chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp nên chủ động “chơi thế tấn công”, chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ, đảm bảo minh bạch chuỗi cung ứng và xây dựng quy trình nội bộ chặt chẽ. Chờ đến khi hải quan Mỹ yêu cầu mới xử lý là một chiến lược tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Các chuyên gia logistics đến từ Cargotrans, Super Cargo Service và SCSC Logisitcs trao đổi tại sự kiện sáng 18/06. Ảnh: Tử Kính

Doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ cần lưu ý điều gì?

Theo đó, doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng một số việc sau. 

Thứ nhất, chuẩn bị hồ sơ chứng từ đầy đủ và chính xác. Các tài liệu quan trọng như hóa đơn thương mại, hợp đồng mua bán, chứng từ chứng minh xuất xứ, bảng kê nguyên vật liệu, chứng nhận kiểm tra chất lượng… cần được kiểm soát chặt chẽ và lưu trữ đầy đủ. Đặc biệt đối với các mặt hàng thuộc danh mục thuế quan Section 301, mức độ kiểm tra sẽ càng cao.

Ngoài ra, một điểm mới mà doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ cần hết sức chú ý là quy định mới từ Ủy ban Hàng hải Liên bang Mỹ (FMC), có hiệu lực và được siết chặt hơn từ năm 2025. 

Theo ông Hoàng, FMC yêu cầu rất rõ rằng người gửi hàng, người mua hàng, cũng như các hãng tàu và đơn vị giao nhận đều phải chịu trách nhiệm liên đới trong việc kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa trước khi xuất đi. "Đây là điểm rất mới và yêu cầu rất chặt chẽ từ FMC. Vì vậy gần đây các đơn vị giao nhận uy tín đều yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp nhiều chứng từ hơn, để đảm bảo hàng hóa tuân thủ trước khi lên tàu”.

Nếu không nắm rõ yêu cầu mới này, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro khi lô hàng bị từ chối vận chuyển hoặc bị giữ lại do không đủ điều kiện hợp lệ từ phía hãng tàu và forwarder, chứ không đợi đến lúc hải quan Mỹ kiểm tra.

Thứ hai, kiểm tra kỹ lịch trình vận chuyển. Hạn chế sử dụng các tuyến vận chuyển gián tiếp hoặc chuyển tải qua các quốc gia nhạy cảm, vì dễ bị nghi ngờ có hành vi "quá cảnh". Ưu tiên các dịch vụ vận chuyển trực tiếp từ Việt Nam sang Mỹ. Các chuyên gia logistics khuyến cáo doanh nghiệp không nên vì ham rẻ mà chọn các đơn vị vận tải không uy tín, có thể dẫn đến mất hàng hoặc bị lừa đảo.

Thứ ba, kiểm tra độ tin cậy của đối tác nhập khẩu. Đảm bảo bên mua có đầy đủ năng lực nhập khẩu, có bảo lãnh hải quan (Customs Bond) hợp lệ để làm thủ tục tại Mỹ. Một số công cụ tra cứu đã được các công ty logistics như Super Cargo hoặc Cargotrans cung cấp cho doanh nghiệp Việt Nam để kiểm tra xem đối tác có nằm trong danh sách “blacklist” hay không.

Thứ tư, xác định chính xác mã HS (HTS code) và áp dụng đúng quy tắc xác định xuất xứ. Việc kê khai sai mã HS hoặc không đủ điều kiện để xác định “chuyển đổi bản chất” tại Việt Nam sẽ dễ bị hải quan Mỹ bác bỏ và áp dụng thuế quan cao hơn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần hiểu và áp dụng đúng các điều kiện thương mại quốc tế, đặc biệt là các điều kiện như FOB (Free on Board - Giao lên tàu) và DDP (Delivered Duty Paid - Giao hàng đã nộp thuế). Việc lựa chọn điều kiện giao hàng ảnh hưởng trực tiếp đến trách nhiệm, quyền hạn của doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan tại Mỹ.

Theo chuyên gia Cargotrans, hiện nay, nhiều nhà nhập khẩu Mỹ có xu hướng yêu cầu chuyển từ FOB sang DDP, khiến nhà xuất khẩu Việt Nam phải chịu thêm trách nhiệm về khai báo thuế, mã HS và các nghĩa vụ với hải quan Mỹ. Nếu doanh nghiệp chưa hiểu rõ sự khác biệt này, rất dễ dẫn đến sai sót và bị kiểm tra sâu.

Thứ năm, xem xét áp dụng các giải pháp tối ưu hóa thuế quan hợp pháp. Ví dụ như chương trình “First Sale Valuation”, giúp doanh nghiệp có thể giảm đáng kể số tiền thuế phải nộp nếu đủ điều kiện chứng minh giá trị hàng hóa ở bước bán đầu tiên từ nhà máy, hoặc tối ưu hóa các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms) để tránh phải nộp thuế trên các khoản chi phí không cần thiết.

Cuối cùng, khi AI ngày càng hỗ trợ hải quan Mỹ truy xuất nguồn gốc một cách nhanh chóng, doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động thiết lập quy trình kiểm soát nội bộ chặt chẽ, đồng thời thường xuyên cập nhật các quy định và chính sách thương mại mới nhất từ phía Mỹ.

Đây chính là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp Việt Nam duy trì sự cạnh tranh và phát triển bền vững tại thị trường xuất khẩu lớn nhất thế giới.

Thời tiết hôm nay

28°C
Hà Nội
Cao: 32°C Thấp: 24°C
Có mây, khả năng mưa nhỏ

Nổi bật trong ngày

Chứng khoán VN-Index tăng 1.2%

Thị trường chứng khoán khởi sắc

Dự án năng lượng xanh mới

Đầu tư 2 tỷ USD vào điện mặt trời

Cải cách giáo dục 2025

Chương trình mới áp dụng toàn quốc

Đăng ký nhận tin

Nhận tin tức mới nhất qua email

Từ khóa phổ biến

#Kinh tế #Chính trị #Thể thao #Giải trí #Công nghệ #Sức khỏe #Du lịch #Giáo dục

Thống kê nhanh

USD/VND 24.350 ↑
Vàng SJC 76.5 triệu ↑
VN-Index 1.245 ↑
Xăng RON95 22.050đ →